- Ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- hoplus.vn@gmail.com
- 0968721976
Có trên 50% dân số thế giới có H.p trong dạ dày, khoảng 10 – 15% trong số đó chuyển thành bệnh dạ dày và chỉ có 1% sẽ thực sự tiến triển thành ung thư dạ dày. Không phải bất cứ ai nhiễm H.p cũng sẽ bị bệnh dạ dày, nói như vậy không có nghĩa là loại vi khuẩn này không nguy hiểm.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh H.p là nguyên nhân chính của nhiều bệnh lý dạ dày
H.p là gì, cơ chế gây viêm loét như thế nào?
Là trực khuẩn gram âm, thường cư trú trong lớp nhày tại hang vị sau đó là thân vị, H.p gắn chọn lọc vào một vị trí đặc hiệu của chất nhày và một vị trí glycerolipidic của màng, sản sinh ra một lượng lớn urease. Nó tăng trưởng ở nhiệt độ 30-40 độ, chịu được môi trường pH từ 5- 8,5 và sống ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, giữa lớp nhày với bề mặt của lớp tế bào biểu mô và ở các vùng nối giữa các tế bào này.
Cơ chế gây bệnh của H.p
Tỷ lệ kháng kháng sinh ở vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng trên toàn thế giới
Nhờ hoạt động của các tiêm mao và cấu trúc hình xoắn, vi khuẩn H.p dễ dàng di chuyển qua lớp niêm dịch vào lớp dưới niêm mạc dạ dày để tồn tại trong môi trường acid của dịch vị. Sau khi qua đi qua lớp nhày, nó bám dính vào biểu mô và gây bệnh theo cơ chế sau:
– Tăng tiết men urease giúp phân hủy ure thành ammoniac và tạo ra môi trường kiềm xung quanh nó giúp nó chống lại được acid dịch vị. Chất này cùng với các độc chất tế bào cytokine phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày (một trong các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày).
– Sinh nội độc tố vi khuẩn, gây tổn thương trực tiếp các tế bào biểu mô dạ dày, gây thoái hóa, hoại tử, long tróc tế bào, tạo điều kiện cho acid – pepsin thấm vào tiêu hủy, gây trợt loét.
– Làm tăng tiết acid HCl và pepsin, 2 yếu tố tấn công chính gây viêm, loét dạ dày.
– Tăng giải phóng ra các yếu tố trung gian gây viêm (interleukin- IL, gốc tự do) làm sưng, phù nề niêm mạc, tạo điều kiện cho HCl và pepsin ăn mòn, gây ra trợt, loét trên niêm mạc dạ dày.
6 lý do tại sao vi khuẩn H.p rất nguy hiểm cho sức khỏe con người
3 giải pháp diệt H.p hiệu quả
Diệt H.p bằng phương pháp sử dụng thuốc
Diệt khuẩn H.p bằng kháng sinh có thể đem lại các tác dụng không mong muốn
Diệt vi khuẩn H.p không phải chỉ sử dung một kháng sinh là đủ mà phải phối hợp ít nhất 3 thuốc. Tuy nhiên, khi phác đồ 3 thuốc thất bại thì phải thay thế bằng phác đồ điều trị bằng 4 thuốc:
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có thể thất bại do tình trạng kháng kháng sinh và bệnh nhân khó tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó là việc sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, mất vị giác …
Diệt H.p bằng các phương pháp điều trị tự nhiên
Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng về phương pháp điều trị H. pylori theo cách tự nhiên đã được thực hiện. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ điều trị tự nhiên. Bạn không nên thay thế biện pháp điều trị H. pylori bằng biện pháp tự nhiên nếu chưa trao đổi với bác sĩ. Với sự chấp thuận của bác sĩ, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên như là liệu pháp bổ trợ. Điều này có thể làm tăng tác dụng của thuốc thông thường.
1. Nghệ và các chế phẩm từ nghệ
Củ nghệ từ lâu đã được biết đến như một chất kháng khuẩn thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh dạ dày. Tuy nhiên, để có thể diệt H.p hiệu quả bằng nghệ thì đòi hỏi phải sử dụng với lượng rất lớn. Bên cạnh đó, nghệ và các chế phẩm từ nghệ còn nhiều tạp chất như nhựa, tinh dầu.. ăn vào sẽ gây nóng và gây kích ứng.
2. Probiotics – giải pháp từ vi khuẩn lợi khuẩn
Probiotics giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn ruột tốt và xấu. Thuốc kháng sinh diệt cả vi khuẩn tốt và xấu trong dạ dày. Probiotics giúp bổ sung các vi khuẩn tốt. Chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển quá mức nấm men. Các chủng vi khuẩn đã được nghiên cứu mang lại kết quả tốt như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus paracasei .v,v,
3. Trà xanh
Trà xanh là một trong những sản phẩm tự nhiên có khả năng ức chế H.p
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng trà xanh có thể giúp tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter. Nghiên cứu cho thấy việc dùng trà xanh trước khi nhiễm trùng ngăn ngừa viêm dạ dày. Dùng trà khi nhiễm H. pylori làm giảm mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày.
4. Rễ cây cam thảo
Rễ cây cam thảo là phương thuốc tự nhiên được dùng phổ biến cho người bị loét dạ dày. Nó cũng có thể kìm khuẩn H. pylori. Theo một nghiên cứu năm 2009, rễ cây cam thảo không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, mặc dù nó có thể giúp ngăn không cho nó dính vào thành tế bào.
Hiện nay với công nghệ Nano đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano curcumin với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Đã được xuất khẩu sang những thị trường khó tính và kiểm định nghiêm ngặt như Mỹ